Thứ Ba, 13 tháng 12, 2022

Tổng hợp những thủ tục chuyển đổi hộ kinh doanh thành doanh nghiệp

Written By Bravolaw on Thứ Ba, 13 tháng 12, 2022 | 18:18

Thủ tục chuyển đổi hộ kinh doanh thành doanh nghiệp chuyển đổi hộ kinh doanh cá thể lên doanh nghiệp, công ty là một xu hướng trong thời gian gần đây. Với chính sách hỗ trợ và ưu đãi của nhà nước thì việc chuyển đổi này đem lại rất nhiều lợi ích cho các chủ hộ kinh doanh. Hôm nay, thông qua bài viết này của Luật Bravolaw để tìm hiểu chi tiết nhé.

Căn cứ pháp luật

  • Luật doanh nghiệp 2020
  • Nghị định 39/2018/NĐ-CP
  • Thông tư 49/2019/TT-BTC
  • Thông tư 05/2019/TT-BKHĐT
  • Nghị định 38/2018/NĐ-CP

Doanh nghiệp vừa và nhỏ?

Trong thời gian gần đây nhà nước đã có nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ. Cũng như hộ kinh doanh cá thể chuyển đổi sang hình thức công ty. Về bản chất thì thủ tục chuyển đổi hộ kinh doanh thành doanh nghiệp phần lớn sẽ được coi là doanh nghiệp vừa và nhỏ dựa trên định nghĩa vốn của của Luật hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ 2017:

Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa

Doanh nghiệp nhỏ và vừa được phân theo quy mô bao gồm doanh nghiệp siêu nhỏ doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp vừa cần:

  • Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng. Có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người. Tổng doanh thu của năm không quá 3 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng.
  • Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp xây dựng. Có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người và tổng doanh thu của năm không quá 50 tỷ đồng. Hoặc tổng nguồn vốn không quá 20 tỷ đồng. Nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định.
  • Doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực nông nghiệp lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 200 người. Tổng doanh thu của năm không quá 200 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng. Nhưng không phải là doanh nghiệp nhỏ; doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định.

Phân loại doanh nghiệp

Dựa trên ngành nghề, lĩnh vực số vốn điều lệ, số lượng lao động mà phân định doanh nghiệp đó là loại doanh nghiệp như thế nào và có được giúp đỡ bởi luật hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ 2017 nói trên hay không:

Trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng thì

  • Doanh nghiệp siêu nhỏ: có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 3 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng;
  • Doanh nghiệp nhỏ: có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người và tổng doanh thu của năm không quá 50 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 20 tỷ đồng;
  • Doanh nghiệp vừa: có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 200 người và tổng doanh thu của năm không quá 200 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng.

Trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ thì:

  • Doanh nghiệp siêu nhỏ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 10 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng;
  • Doanh nghiệp nhỏ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 50 người và tổng doanh thu của năm không quá 100 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 50 tỷ đồng;
  • Doanh nghiệp vừa có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người và tổng doanh thu của năm không quá 300 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng.

Hộ kinh doanh cá thể là gì?

Theo những quy định của pháp luật thì Hộ kinh doanh khi chuyển đổi loại hình sang doanh nghiệp được coi là doanh nghiệp vừa và nhỏ khi định nghĩa của hộ kinh doanh tại Nghị định 78/2015/NĐ-CP như sau:

Điều 66. Hộ kinh doanh

1. Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới mười lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.

Điều kiện chuyển đổi hộ kinh doanh sang doanh nghiệp

Chủ hộ kinh doanh cá thể phải đáp ứng những điều kiện quy định tại Điều 16 Luật doanh nghiệp vừa và nhỏ 2017 như sau:

  • Trước khi thành lập doanh nghiệp, hộ kinh doanh đã đăng ký và hoạt động theo quy định của pháp luật;
  • Hộ kinh doanh có hoạt động sản xuất; kinh doanh liên tục ít nhất là 01 năm tính đến ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu.

Như vậy chủ hộ kinh doanh phải thành lập một hộ kinh doanh hoạt động ít nhất 1 năm mới được chuyển đổi sang doanh nghiệp.

Trình tự , thủ tục thực hiện chuyển đổi hộ kinh doanh sang doanh nghiệp

Trên thực tế, đối với hộ kinh doanh chuyển đổi loại hình sang công ty thì thực hiện thủ tục như thông thường khi thành lập doanh nghiệp bao gồm các bước:

Bước 1: Lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp và mong muốn thành lập. Quý vị có thể tham khảo những bài viết về đặc điểm dưới đây:

  • Đặc trưng của loại hình Công ty Trách nhiệm hữu hạn
  • Những đặc tính cơ bản của công ty TNHH 1 thành viên
  • Ưu và nhược điểm khi thành lập Công ty TNHH 1 thành viên.
  • Ưu nhược điểm của công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên khi thành lập
  • Điều kiện thành lập công ty cổ phần

Bước 2: Soạn thảo hồ sơ thành lập doanh nghiệp tương ứng.

Thủ tục chuyển đổi hộ kinh doanh thành doanh nghiệp; quý vị hãy tham khảo những bài viết về thủ tục thành lập công ty dưới đây:

  • Thủ tục thành lập công ty hợp danh
  • Thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân
  • Thủ tục thành lập công ty cổ phần
  • Thủ tục thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
  • Thủ tục thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

Bước 3: Nộp hồ sơ tại Sở kế hoạch & đầu tư thành phố nơi đặt trụ sở công ty.

Ví dụ hộ kinh doanh được thành lập tại Quận Hoàn Kiếm thì sẽ đăng ký kinh doanh thành lập công ty tại Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội.

Bước 4: Thực hiện thủ tục để hưởng những ưu đãi liên quan đến việc chuyển đổi loại hình. Hồ sơ xin hưởng ưu đãi bao gồm:

  • Bản sao Giấy đăng ký kinh doanh của hộ kinh doanh;
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế;
  • Bản sao chứng từ nộp lệ phí môn bài, các loại thuế và khoản nộp ngân sách nhà nước khác (nếu có), tờ khai thuế trong thời hạn 01 năm trước khi chuyển đổi.

Ưu đãi của thủ tục chuyển đổi hộ kinh doanh thành doanh nghiệp

Hiện nay theo số liệu của Tổng cục thống kê thì nhà nước đang tồn tại 5 triệu hộ kinh doanh cá thể. Mô hình hộ kinh doanh cá thể luôn tồn tại độc lập và nhỏ lẻ theo hình thức hộ gia đình nên chính phủ rất muốn định hướng rõ ràng để chuyển đổi. Hoặc làm cách nào đó khiến hộ kinh doanh trở thành những doanh nghiệp để dễ dàng trong công tác quản lý. Vì vậy, sau khi thực hiện thủ tục chuyển đổi hộ kinh doanh thành doanh nghiệp thì hộ kinh doanh có được rất nhiều ưu đãi so với doanh nghiệp thông thường, bao gồm:

  • Được miễn lệ phí đăng ký doanh nghiệp và phí cung cấp thông tin doanh nghiệp lần đầu; miễn phí thẩm định, phí, lệ phí cấp phép kinh doanh lần đầu đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện; miễn lệ phí môn bài trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu;
  • Tư vấn, hướng dẫn miễn phí về các thủ tục hành chính thuế và chế độ kế toán trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu;
  • Miễn; giảm thuế thu nhập doanh nghiệp có thời hạn theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp;
  • Miễn, giảm tiền sử dụng đất có thời hạn theo quy định của pháp luật về đất đai;
  • Miễn phí thẩm định; lệ phí cấp phép kinh doanh lần đầu đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện;
  • Miễn thuế, lệ phí môn bài trong vòng 3 năm (lợi ích rất lớn)

Trên đây là tư vấn của Luật Bravolaw về thủ tục chuyển đổi hộ kinh doanh thành doanh nghiệp. Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn thành lập công ty miễn phí của chúng tôi vui lòng liên hệ Hotline: 1900 6296 nhé!

 

Đăng nhận xét