Thứ Ba, 6 tháng 12, 2022

Tìm hiểu về cách tính thuế của hộ kinh doanh cá thể được quy định

Written By Bravolaw on Thứ Ba, 6 tháng 12, 2022 | 23:46

Hộ kinh doanh là mô hình kinh doanh khá đặc biệt được pháp luật Việt Nam công nhận. Khác với doanh nghiệp quy mô hộ kinh doanh thường gói gọn trong gia đình, nhóm kinh doanh, cá nhân kinh doanh với quy mô dưới 10 lao động. Vậy với sự khác biệt đó, cách tính thuế của hộ kinh doanh cá thể được quy định như thế nào? Hôm nay, cùng Luật Bravolaw tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé.

Cách tính thuế hộ kinh doanh cá thể. Các trường hợp được miễn thuế?

Căn cứ pháp luật.

  • Nghị định 136/2016/NĐ-CP.
  • Nghị định 78/2015/NĐ-CP.
  • Thông tư 40/2021/TT-BTC.

Hộ kinh doanh cá thể là gì?

Căn cứ điều 66 Nghị định 78/2015/NĐ-CP quy định về hộ kinh doanh như sau:

Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới mười lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.

Đối với các trường hợp sử dụng thường xuyên trên 10 lao động phải đăng ký thành lập doanh nghiệp. Đối với hộ kinh doanh sẽ có 3 loại thuế chính phải đóng:

Lệ phí môn bài.

Thuế GTGT.

Thuế TNCN.

Ngoài ra trong các trường hợp cụ thể ngoài các loại phí thuế trên hộ kinh doanh cá thể còn có thể phải đóng một số thuế khác như: Thuế bảo vệ mội trường, thuế tài nguyên,….

Cách tính thuế hộ kinh doanh cá thể- Lệ phí môn bài.

Căn cứ khoản 2 điều 4 Nghị định 136/2016/NĐ-CP quy định chi tiết như sau:

Doanh thu bình quânMức lệ phí
doanh thu trên 500 triệu đồng/năm1.000.000 đông/năm
Doanh thu từ 300 đến 500 triệu đồng/năm500.000 đồng/năm
Doanh thu từ 100 đến 300 triệu đồng /năm300.000 đồng/năm

Theo đó, nếu hộ kinh doanh cá thể có doanh thu dưới 100 triệu đồng một năm sẽ không phải đóng lệ phí môn bài.

Lưu ý: Hộ kinh doanh thành lập trong 6 tháng đầu năm sẽ đóng lệ phí môn bài cho cả năm. Hộ kinh doanh cá thể thành lập trong 6 tháng cuối năm sẽ đóng mức lệ phí 1/2 của năm. Trong trường hợp không kê khai phí môn bài sẽ phải đóng mức đóng cho cả năm.

Các trường hợp được miễn lệ phí môn bài.

Căn cứ điều 3 Nghị định 136/2016/NĐ-CP các trường hợp được miễn phí môn bài quy định như sau:

  • Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh có doanh thu hàng năm từ 100 triệu đồng trở xuống.
  • Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh không thường xuyên; không có địa điểm cố định theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
  • Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình sản xuất muối.
  • Tổ chức, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình nuôi trồng, đánh bắt thủy, hải sản và dịch vụ hậu cần nghề cá.
  • Điểm bưu điện văn hóa xã; cơ quan báo chí (báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử).

Ngoài các quy định tại nghị định này , Bộ tài chính còn có các văn bản chi tiết về các trường hợp được miễn phí.

Cách tính thuế hộ kinh doanh cá thể- Thuế TNCN và GTGT.

Doanh thu tính thuế:

Doanh thu tính thuế GTGT và doanh thu tính thuế TNCN đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh là doanh thu bao gồm thuế (trường hợp thuộc diện chịu thuế) của toàn bộ:

  • Tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các khoản thưởng, hỗ trợ đạt doanh số, khuyến mại, chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán, chi hỗ trợ bằng tiền hoặc không bằng tiền.
  • Các khoản trợ giá, phụ thu, phụ trội, phí thu thêm được hưởng theo quy định.
  • Các khoản bồi thường vi phạm hợp đồng, bồi thường khác (chỉ tính vào doanh thu tính thuế TNCN).
  • Doanh thu khác mà hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được hưởng không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

Nguyên tắc tính thuế:

  • Hộ kinh doanh cá thể có doanh thu năm dưới 100 triệu đồng/năm sẽ không phải chịu thuế GTGT và TNDN.

Công thức tính thuế:

  • Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lệ thuế GTGT
  • Số thuế TNCN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN x Tỷ lệ thuế TNCN

Cách tính thuế với hộ kinh doanh cá thể theo từng lần phát sinh.

Phương pháp khai thuế theo từng lần phát sinh áp dụng đối với cá nhân kinh doanh không thường xuyên và không có địa điểm kinh doanh cố định. Kinh doanh không thường xuyên được xác định tùy theo đặc điểm hoạt động sản xuất, kinh doanh của từng lĩnh vực, ngành nghề. Họ kinh doanh cá thể nộp thuế theo từng lần phát sinh phải thực hiện khai thuế khi xuất hiện doanh thu chịu thuế.

Cá nhân kinh doanh nộp thuế theo từng lần phát sinh bao gồm:

  • Cá nhân kinh doanh lưu động;
  • Cá nhân là chủ thầu xây dựng tư nhân;
  • Cá nhân chuyển nhượng tên miền internet quốc gia Việt Nam “.vn”;
  • Cá nhân có thu nhập từ sản phẩm, dịch vụ nội dung thông tin số nếu không lựa chọn nộp thuế theo phương pháp kê khai.

Cách tính thuế với hộ kinh doanh cá thể nộp thuế theo phương pháp khoán.

Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán (Hộ khoán) không phải thực hiện chế độ kế toán. Hộ khoán sử dụng hóa đơn lẻ phải lưu trữ và xuất trình cho cơ quan thuế các hóa đơn, chứng từ, hợp đồng, hồ sơ chứng minh hàng hóa, dịch vụ hợp pháp khi đề nghị cấp, bán lẻ hóa đơn theo từng lần phát sinh.

Đối với hộ kinh doanh không đủ 12 tháng phương pháp tính thuế sẽ được thực hiện như sau:

Mức doanh thu chịu thuế của năm là 100 triệu đồng/12 tháng.

=>mức tính thuế các hộ không kinh doanh đủ 12 tháng = (doanh thu bình quân : số tháng kinh doanh thực tế) x 12 tháng.

Nếu trên 100 triệu đồng sẽ phải chịu thuế.

Từ 100 triệu đồng trở xuống sẽ không phải chịu thuế.

Xem thêm bài viết: Dịch vụ thành lập hộ kinh doanh cá thể

Bảng thống kê tỷ lệ tính thuế TNCN và GTGT

STTNội dung tính thuếTỷ lệ % tính thuế GTGTThuế suất thuế TNDN
1Phân phối, cung cấp hàng hóa1%0,5%
2Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu5%2%
3Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu3%1,5%
4Hoạt động kinh doanh khác:
– Hoạt động sản xuất các sản phẩm thuộc đối tượng tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ với mức thuế suất thuế GTGT 5%;
– Hoạt động cung cấp các dịch vụ thuộc đối tượng tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ với mức thuế suất thuế GTGT 5%;
– Hoạt động khác chưa được liệt kê ở các nhóm 1, 2, 3 nêu trên;
2%1%

Để tra cứu tỷ lệ cụ thể ngành nghề mà mình đang kinh doanh hãy xem hướng dẫn chi tiết tại Thông tư 40/2021/TT-BTC.

Với những chia sẻ dưới đây Luật Bravolaw hy vọng bài viết bổ ích với bạn đọc! Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của chúng tôi vui lòng liên hệ Hotline: 1900 6296 nhé!.

Đăng nhận xét