Thứ Năm, 12 tháng 5, 2022

Thủ tục thành lập công ty xuất nhập khẩu hàng hóa

Written By Bravolaw on Thứ Năm, 12 tháng 5, 2022 | 00:48

Thành lập công ty xuất nhập khẩu có những điều kiện gì? Đăng ký xuất nhập khẩu được thực hiện như thế nào? để biết chi tiết hồ sơ, quy trình mở công ty xuất nhập khẩu. Cùng theo dõi bài viết dưới đây của Luật Bravolaw nhé!.

http://dangkylogo.net/thu-tuc-thanh-lap-cong-ty-xuat-nhap-khau-hang-hoa-chi-tiet-chinh-xac.html

Công ty xuất nhập khẩu là gì? Theo Luật Quản lý ngoại thương, cty xuất nhập khẩu là công ty có hoạt động ngoại thương mua bán hàng hóa quốc tế theo quy định của pháp luật và Điều ước quốc tế mà nhà nước Việt Nam là thành viên. 

Tuy nhiên để có thể xuất nhập khẩu hàng hóa, công ty phải đáp ứng được những yêu cầu trong Nghị định 69/2018/NĐ-CP, Luật Quản lý ngoại thương và những văn bản pháp luật liên quan khác. Trong bài viết dưới đây sẽ đề cập những điều kiện cơ bản nhất mà bất kỳ doanh nghiệp xuất nhập khẩu nào cũng phải biết. 

Đối tượng được quyền kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu

Căn cứ vào Điều 3 Nghị định 187/2013/NĐ-CP, Điều 3 Nghị định 69/2018/NĐ-CP, Điều 2 Thông tư 04/2014/TT-BCT những đối tượng được quyền kinh doanh xuất, nhập khẩu bao gồm:

  • Thương nhân Việt Nam: Doanh nghiệp thành lập theo Luật Doanh nghiệp, Luật đầu tư, Luật Hợp tác xã; Hộ kinh doanh cá thể được thành lập theo Nghị định số 43/2010/NĐ-CP
  • Thương nhân nước ngoài: Thương nhân có vốn đầu tư nước ngoài; công ty và chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam

Phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu

Đối với Việt Nam hàng hóa xuất nhập khẩu được chia thành các loại sau:

  • Loại 1: Hàng hóa cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu
  • Loại 2: Hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu 
  • Loại 3: Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có điều kiện 
  • Loại 4: Các loại hàng hóa khác 

Đọc thêm: Dịch vụ thành lập công ty mới

Quyền kinh doanh thành lập công ty xuất nhập khẩu

Đối với thương nhân Việt Nam

  • Phạm vi hoạt động: được xuất khẩu, nhập khẩu, gia công, đại lý mua, bán hàng hóa theo quy định của pháp luật
  • Không được xuất khẩu, nhập khẩu hàng loại 1, 2 
  • Được xuất nhập khẩu hàng loại 3 khi đáp ứng đủ các điều kiện đã được pháp luật quy định 
  • Được xuất nhập khẩu hàng loại 4 mà không phụ thuộc và ngành nghề đã đăng ký kinh doanh

Đối với thương nhân nước ngoài

  • Phạm vi hoạt động: được xuất khẩu, nhập khẩu, gia công hàng hóa
  • Cũng tương tự như thương nhân Việt Nam đối với các loại hàng hóa tuy nhiên thêm vào đó còn đó còn phải thực hiện theo các quy định, cam kết khác của pháp luật có liên quan

Thực hiện thủ tục xuất nhập khẩu như thế nào?

Dựa theo Điều 4 Nghị định 69/2018/NĐ-CP và Điều 4 Nghị định 187/2013/NĐ-CP, các thương nhân Việt Nam và thương nhân nước ngoài thực hiện theo những quy định sau đây để xuất nhập khẩu hàng hóa. 

  • Hàng hóa xuất nhập khẩu theo giấy phép: phải có giấy phép của Bộ, Ngành liên quan
  • Hàng hóa xuất nhập khẩu cần phải đảm bảo các quy định về chất lượng, an toàn thực phẩm, kiểm dịch: phải chịu sự kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền trước đi thông quan 
  • Hàng hóa xuất nhập khẩu có điều kiện: phải đáp ứng được các điều kiện theo quy định của pháp luật
  • Hàng hóa xuất nhập khẩu cần phải kiểm tra (Quy định tại Điều 65 Luật Quản lý ngoại thương): Phải chịu sự kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền theo quy định pháp luật 
  • Hàng hóa xuất nhập khẩu khác: thực hiện thủ tục tại Chi cục Hải quan cửa khẩu. 

Thủ tục cấp giấy phép xuất nhập khẩu

Căn cứ vào Điều 9 Nghị định 69/2018/NĐ-CP

Hồ sơ

  • Văn bản đề nghị cấp giấy phép xuất, nhập khẩu
  • Bản sao giấy tờ chứng nhận có đóng dấu thương nhân: Giấy chứng nhận đầu tư; Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Giấy chứng nhận thành lập công ty xuất nhập khẩu;
  • Những tài liệu cần thiết khác theo quy định của pháp luật 

Quy trình thực hiện

  • Thương nhân gửi 1 bộ hồ sơ tới cơ quan ngang bộ có thẩm quyền xét duyệt và cấp giấy phép qua các hình thức (trực tiếp, trực tuyến, đường bưu điện)
  • Trong vòng 3 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ thông báo thương nhân bổ sung, chỉnh sửa hồ sơ nếu cần thiết 
  • Trong vòng 10 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ hợp lệ, cơ quan ngang bộ sẽ có văn bản trả lời thương nhân. 

Bài viết trên đây đã đề cập kinh nghiệm thành lập công ty xuất, nhập khẩu và những vấn đề về điều kiện, thủ tục khi muốn xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa theo luật quy định tại Việt Nam. Bravolaw hy vọng sẽ giúp bạn nắm rõ quy trình, thủ tục khi chuẩn bị hồ sơ đăng ký thành lập công ty xuất, nhập khẩu. Cần tư vấn thêm vui lòng liên hệ 1900 6296 nhé!.

Đăng nhận xét