Thứ Ba, 22 tháng 2, 2022

Thành lập doanh nghiệp mới theo pháp luật hiện hành

Written By Bravolaw on Thứ Ba, 22 tháng 2, 2022 | 23:56

Đăng ký thành lập doanh nghiệp là một bước quan trọng khi muốn mở một doanh nghiệp, một công ty và bắt đầu hoạt động kinh doanh. Trong thời buổi xã hội ngày càng phát triển thì ngày càng có nhiều công ty, doanh nghiệp được thành lập, đặc biệt là ở TP.HCM, Hà Nội.... Bài viết này Luật Bravolaw sẽ cho các bạn cái nhìn khái quát về việc thành lập doanh nghiệp mới.

Hướng dẫn thành lập doanh nghiệp mới theo pháp luật hiện hành

Tự thực hiện thủ tục đăng ký mở công ty ra sao?

Sau khi đã có ý tưởng kinh doanh cũng như chuẩn bị cho việc vận hành công ty thì bạn cần làm những việc sau:

Thứ nhất, chuẩn bị hồ sơ đăng ký doanh nghiệp

Tùy từng loại hình doanh nghiệp hiện nay mà bạn sẽ chọn một số dưới tờ dưới đây để nộp, đó là:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
  • Điều lệ công ty.
  • Danh sách thành viên, cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài
  • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài
  • Giấy tờ chứng thực cá nhân của chủ doanh nghiệp tư nhân, của các thành viên công ty, của các cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân
  • Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức.

Thứ hai, nộp hồ sơ cho cơ quan nhà nước

nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc nộp qua mạng điện tử bằng việc sử dụng chữ ký số công cộng hoặc sử dụng tài khoản đăng ký kinh doanh theo quy trình trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Sử dụng đơn vị dịch vụ để mở công ty ra sao?

Việc thành lập doanh nghiệp không nhất thiết bạn phải tự thực hiện mà có thể ủy quyền cho một cá nhân, một đơn vị nào đó thực hiện thủ tục đăng ký thành lập công ty với cơ quan nhà nước có thẩm quyền thay bạn. Người được ủy quyền có thể nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử (sử dụng chữ ký số công cộng hoặc sử dụng tài khoản đăng ký kinh doanh) theo quy trình trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Việc sử dụng dịch vụ thành lập công ty sẽ khiến cho tiến độ mở doanh nghiệp diễn ra nhanh và hiệu quả hơn, bởi quá trình này sẽ được thực hiện bởi những chuyên viên am hiểu và dày dặn kinh nghiệm. Bên cạnh đó thì bạn sẽ được:

  • Tư vấn, giải đáp mọi thắc mắc liên quan như lựa chọn loại hình phù hợp, cách đặt tên đúng theo quy định, lựa chọn ngành nghề phù hợp, đăng ký vốn điều lệ như thế nào cho hợp lệ…
  • Tư vấn, hỗ trợ tất cả các thủ tục về khai thuế ban đầu, in hoá đơn, thông báo phát hành hoá đơn, cách ghi hoá đơn, cách tính thuế…
  • Tư vấn & giải đáp thắc mắc liên quan luật & thuế mọi lúc, tận nơi và suốt quá trình doanh nghiệp hoạt động

Sau khi thành lập công ty thì cần phải làm gì?

Những công việc cần phải làm sau khi có giấy phép kinh doanh là:

  • Hoàn tất thủ tục khắc dấu tròn công ty và thông báo mẫu dấu lên cổng thông tin quốc gia
  • Treo bảng hiệu công ty tại trụ sở chính của doanh nghiệp.
  • Hoàn tất thủ tục khai thuế ban đầu tại chi cục thuế nơi công ty đặt trụ sở chính.
  • Đặt token (Chữ ký số) khai thuế qua mạng
  • Mở tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp
  • Đóng thuế môn bài cho doanh nghiệp
  • Hoàn tất thủ tục xin đặt in hóa đơn, đặt in hóa đơn và phát hành hóa đơn GTGT.

Trên đây là các nội dung tư vấn thành lập doanh nghiệp miễn phí mới. Trường hợp quý khách có thắc mắc hoặc cần tư vấn cụ thể, hãy liên hệ Luật Bravolaw theo Hotline: 1900 6296 để nhận được giải đáp nhé.

Đăng nhận xét