Thứ Hai, 3 tháng 1, 2022

Tư vấn dịch vụ thành lập công ty uy tín năm 2022

Written By Bravolaw on Thứ Hai, 3 tháng 1, 2022 | 23:34

Trong những năm gần đây, xu hướng người Việt Nam muốn khởi nghiệp, thành lập công ty, tự ra làm chủ thay vì làm thuê nhanh chóng tăng cao. Đứng trước nhu cầu này, các công ty thực hiện dịch vụ thành lập công ty mọc lên ngày càng nhiều. Vậy, chúng ta hãy tìm hiểu về dịch vụ thành lập công ty uy tín năm 2022. Mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây của Luật Bravolaw.

Dịch vụ thành lập công ty uy tín năm 2022

Hồ sơ thành lập công ty gồm những gì?

Pháp luật doanh nghiệp có liệt kê ra những giấy tờ cần thiết cần chuẩn bị khi tiến hành thành lập công ty. Tùy theo loại hình doanh nghiệp mà cần chuẩn bị những loại giấy tờ nào, cụ thể là:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
  • Điều lệ công ty.
  • Danh sách thành viên, cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài
  • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài
  • Giấy tờ chứng thực cá nhân của chủ doanh nghiệp tư nhân, của các thành viên công ty, của các cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân
  • Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức.

Có được sử dụng đơn vị dịch vụ để thành lập công ty không?

Bên cạnh việc chủ sở hữu doanh nghiệp tự thực hiện thủ tục đăng ký thành lập công ty với cơ quan nhà nước thì họ có thể sử dụng đơn vị dịch vụ để thực hiện thay. Sử dụng đơn vị dịch vụ để thành lập công ty tức là bạn ủy quyền cho một cá nhân, một đơn vị nào đó thực hiện thủ tục đăng ký thành lập công ty với cơ quan nhà nước có thẩm quyền thay bạn. Người được ủy quyền có thể nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử (sử dụng chữ ký số công cộng hoặc sử dụng tài khoản đăng ký kinh doanh) theo quy trình trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Xem thêm bài viết: Hồ sơ thành lập công ty năm 2022

Các loại hình doanh nghiệp có điểm gì khác nhau?

Bốn loại hình doanh nghiệp phổ biến tại Việt Nam có những điểm khác nhau cơ bản như sau:

Thứ nhất, chủ sở hữu:

  • Công ty TNHH 1 thành viên: Tổ chức hoặc cá nhân
  • Công ty TNHH 2 thành viên trở lên: Có thể là tổ chức hoặc cá nhân. Số lượng từ 2 đến 50 thành viên
  • Công ty cổ phần: Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân. Tối thiểu là 3 cổ đông và không giới hạn số lượng
  • Công ty hợp danh: Có ít nhất 2 thành viên hợp danh là cá nhân, có thể có thêm nhiều thành viên góp vốn
  • Doanh nghiệp tư nhân: Do một cá nhân làm chủ, mỗi cá nhân chỉ được làm chủ một doanh nghiệp tư nhân

Thứ hai, trách nhiệm về nghĩa vụ tài sản

  • Công ty TNHH 1 thành viên: Trong phạm vi vốn điều lệ
  • Công ty TNHH 2 thành viên trở lên: Trong phạm vi vốn điều lệ
  • Công ty cổ phần: Trong phạm vi vốn góp
  • Công ty hợp danh: Thành viên hợp danh chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình. Thành viên góp vốn chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn góp
  • Doanh nghiệp tư nhân: Chịu trách nhiệm bằng tất cả tài sản của mình

Thứ ba, tư cách pháp nhân

  • Công ty TNHH 1 thành viên: Có
  • Công ty TNHH 2 thành viên trở lên: Có
  • Công ty cổ phần: Có
  • Công ty hợp danh: Có
  • Doanh nghiệp tư nhân: Không

Thứ tư, quyền phát hành chứng khoán

  • Công ty TNHH 1 thành viên: Không được phát hành cổ phần
  • Công ty TNHH 2 thành viên trở lên: Không được phát hành cổ phần
  • Công ty cổ phần: Được phát hành cổ phần
  • Công ty hợp danh: Không được phát hành cổ phần
  • Doanh nghiệp tư nhân: Không được phát hành cổ phần

Thứ năm, quyền chuyển sở hữu

  • Công ty TNHH 1 thành viên: Chỉ được quyền rút vốn bằng cách chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ cho tổ chức hoặc cá nhân khác
  • Công ty TNHH 2 thành viên trở lên: Thành viên chỉ được chuyển nhượng cho các thành viên khác theo tỷ lệ góp vốn tương ứng, trừ khi các thành viên hiện hữu khác từ chối mua hoặc không mua hết phần vốn góp chào bán
  • Công ty cổ phần: Trong 3 năm đầu, chỉ chuyển nhượng cho cổ đông sáng lập, muốn chuyển cho người khác thì phải được các cổ đông sáng lập khác đồng ý. Sau 3 năm, được chuyển nhượng cho bất cứ ai
  • Công ty hợp danh: Thành viên hợp danh không có quyền chuyển nhượng vốn trừ khi được các thành viên hợp danh khác đồng ý. Thành viên góp vốn được chuyển vốn góp cho người khác
  • Doanh nghiệp tư nhân: Có quyền bán doanh nghiệp

Trên đây là các nội dung tư vấn về dịch vụ thành lập công ty uy tín. Mọi thông tin thắc mắc hoặc cần giải đáp thêm về dịch vụ thành lập công ty quý khách hàng có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo HOTLINE: 1900 6296 để được giải đáp miễn phí.

Đăng nhận xét