Thứ Bảy, 16 tháng 10, 2021

Các bước mở doanh nghiệp tư nhân theo quy định

Written By Bravolaw on Thứ Bảy, 16 tháng 10, 2021 | 19:53

Mở doanh nghiệp tư nhân là thủ tục trình tự các bước mở doanh nghiệp tư nhân theo quy địnhành nên doanh nghiệp tư nhân mới. Đây là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Cùng Luật Bravolaw tìm hiểu Trình tự các bước mở doanh nghiệp tư nhân theo quy định qua bài viết dưới đây.

Trình tự các bước mở doanh nghiệp tư nhân theo quy định

Doanh nghiệp tư nhân là gì?

Điều 188 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định. “Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.”

Đây là một trong những loại hình doanh nghiệp đơn giản theo quy định của pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên, không phải vì nó là mô hình đơn giản. Mà bỏ qua các vấn đề pháp lý liên quan đến doanh nghiệp. Nếu không có hiểu biết nhất định về pháp luật doanh nghiệp. Thì sẽ gặp không ít trở ngại khi đăng ký doanh nghiệp. Đặc biệt là vấn đề về vốn của doanh nghiệp.

Các ưu điểm, nhược điểm của doanh nghiệp tư nhân

Doanh nghiệp tư nhân có các ưu điểm và nhược điểm như sau:

Ưu điểm của công ty tư nhân

Công ty tư nhân có ưu điểm là thủ tục đơn giản, dễ thay đổi hoặc bổ sung trong vấn đề cập nhật thông tin. Trong khi loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần sẽ chịu trách nhiệm hữu hạn trên phần vốn góp của mình.

Nhược điểm của công ty tư nhân

Loại hình công ty tư nhân này sẽ chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản cá nhân của chủ doanh nghiệp. Cho nên các bạn nên cân nhắc hạn  chế lựa chọn loại hình doanh nghiệp tư nhân này khi doanh nghiệp hoạt động trong những ngành nghề kinh doanh có nhiều rủi ro.

Trình tự các bước mở doanh nghiệp tư nhân theo quy định

Các bước mở doanh nghiệp tư nhân bao gồm:

Bước 1: Nộp hồ sơ

Doanh nghiệp nộp hồ sơ bằng một trong hai phương thức:

– Nộp tại Bộ phận một cửa của Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở KH&ĐT (Phòng ĐKKD) tỉnh/ thành phố nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính;

– Nộp hồ sơ trực tuyến qua mạng điện tử tại Cổng Thông tin Đăng ký doanh nghiệp Quốc gia theo địa chỉ: https://dangkykinhdoanh.gov.vn.

Bước 2: Giải quyết hồ sơ

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Phòng ĐKKD hoàn tất kết quả giải quyết và chuyển cho Bộ phận một cửa Phòng ĐKKD để trả kết quả.

Nếu quá thời hạn mà không được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp thì người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp có quyền khiếu nại theo quy định (khoản 2, 3 Điều 33 Nghị định 01/2021/NĐ-CP).

Bước 3: Nhận kết quả

Trường hợp hồ sơ hợp lệ và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp nhận kết quả trực tiếp tại Phòng ĐKKD hoặc nhận qua đường bưu chính (trong trường hợp uỷ quyền đăng ký doanh nghiệp cho đơn vị bưu chính công ích).

Hồ sơ thành lập doanh nghiệp tư nhân

Căn cứ Nghị định 01/2021/NĐ-CP, hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bao gồm:

– Giấy đề nghị Đăng ký doanh nghiệp. Đây là mẫu Giấy đề nghị mới nhất được thực hiện từ ngày 15/10/2020;

– Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 11 Nghị định 01/2021/NĐ-CP của chủ sở hữu công ty;

– Cam kết thực hiện Mục tiêu xã hội, môi trường (đối với DN xã hội);

– Quyết định của cơ quan có thẩm quyền cho phép chuyển cơ sở bảo trợ xã hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện thành Doanh nghiệp xã hội (đối với trường hợp chuyển cơ sở bảo trợ xã hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện thành Doanh nghiệp xã hội);

– Trường hợp không phải Chủ sở hữu của doanh nghiệp trực tiếp đến nộp hồ sơ thì người được ủy quyền phải nộp các giấy tờ sau:

Trên đây là các bước thành lập doanh nghiệp tư nhân theo quy định hiện nay. Với mô hình đơn giản, đây là lựa chọn của nhiều người khi có ý định thành lập doanh nghiệp. Để được tư vấn thêm, vui lòng liên hệ theo số 1900 6296 cho Luật Bravolaw để nhận được tư vấn và giải đáp thắc mắc nhé.

Đăng nhận xét