Thứ Năm, 22 tháng 7, 2021

Thủ tục quy trình thành lập công ty vận tải

Written By Bravolaw on Thứ Năm, 22 tháng 7, 2021 | 07:52

Hàng hóa cần được lưu thông và con người thì cần được di chuyển nên nhu cầu về vận tải hàng hóa và hành khách là rất lớn. Đã có rất nhiều doanh nghiệp kinh doanh vận tải được thành lập mới để phục vụ cho nhu cầu sẩn suất, vận chuyển hàng hóa và di chuyển của con người. Vậy thành lập công ty vận tải có khó không? Luật Bravolaw xin gửi tới Quý Khách hàng thông tin về thủ tục thành lập công ty vận tải mới nhất.

Thủ tục quy trình thành lập công ty vận tải

Điều kiện kinh doanh vận tải?

Kinh doanh vận tải được chia ra thành kinh doanh vận tải đường bộ, kinh doanh vận tải đường thủy, kinh doanh vận tải đường sắt và kinh doanh vận tải đường hàng không.

Điều kiện kinh doanh vận tải hàng không

Doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng không phải phù hợp với quy hoạch phát triển giao thông vận tải hàng không; đáp ứng các điều kiện về phương án bảo đảm có tàu bay khai thác, tổ chức bộ máy, vốn, phương án kinh doanh và chiến lược phát triển sản phẩm quy định tại Điều 6, 7, 8, 9 của Nghị định 92/2016/NĐ-CP, trong đó có các điều kiện về phương án bảo đảm có tàu bay khai thác, điều kiện về tổ chức bộ máy, điều kiện về vốn, phương án kinh doanh và chiến lược phát triển.

Điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô

Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô gồm có các loại hình sau đây:

– Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định;

– Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt theo tuyến cố định;

– Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi;

– Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe hợp đồng;

– Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô;

– Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô;

Đối với mỗi loại hình kinh doanh trên thì doanh nghiệp  cần phải đảm bảo các điều kiện kinh doanh theo quy định tại Điều 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14 Nghị định 10/2020/NĐ-CP.

Điều kiện kinh doanh vận tải đường sắt

Điều kiện kinh doanh vận tải đường sắt được quy định tại Điều 21 Nghị định 65/2018/NĐ-CP:

  • Phải có bộ phận phụ trách công tác an toàn vận tải đường sắt.
  • Có ít nhất 01 người phụ trách công tác an toàn có trình độ đại học về chuyên ngành vận tải đường sắt và có ít nhất 03 năm kinh nghiệm làm việc trực tiếp về quản lý, khai thác vận tải đường sắt.

– Người được giao chịu trách nhiệm chính về quản lý kỹ thuật khai thác vận tải phải có trình độ đại học và có ít nhất 03 năm kinh nghiệm làm việc về khai thác vận tải đường sắt.

Điều kiện kinh doanh vận tải đường thủy

Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 110/2014/NĐ-CP, Nghị định 128/2018/NĐ-CP quy định kinh doanh vận tải đường thủy nội địa bao gồm các hình thức kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định. Theo đó đơn vị kinh doanh vận tải phải thành lập doanh nghiệp hoặc hợp tác xã theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Thủ tục thành lập công ty vận tải mới nhất

Hồ sơ thành lập doanh nghiệp gồm có các tài liệu sau:

  • Giấy đề nghị đăng ký thành lập công ty kinh doanh vận tải;
  • Điều lệ công ty;
  • Danh sách thành viên đối với công ty TNHH, cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần;
  • Bản sao hợp lệ các giấy tờ sau đây: giấy tờ pháp lý của các thành viên hoặc cổ đông sáng lập;
  • Văn bản ủy quyền; giấy tờ pháp lý của người được ủy quyền.

Sau khi chuẩn bị đầy đủ các tài liệu nêu trên thì doanh nghiệp sẽ nộp hồ sơ qua trang đăng ký trực tuyến của Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh/thành phố nơi đặt trụ sở.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc sau khi nhận được hồ sơ hợp lệ thì Sở kế hoạch và đầu tư sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Ngoài ra, đối với mỗi loại hình kinh doanh vận tải thì sẽ có những Giấy phép mới như:

Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô

Hồ sơ xin giấy phép vận tải xe ô tô gồm:

– Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải bao gồm:

+ Giấy đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh theo mẫu quy định tại Phụ lục I của Nghị định 10/2020/NĐ-CP;

+ Bản sao văn bằng, chứng chỉ của người trực tiếp điều hành hoạt động vận tải;

+ Bản sao hoặc bản chính Quyết định thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ của bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông (áp dụng đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, vận tải hành khách bằng xe buýt, vận tải hành khách bằng xe taxi, vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ, vận tải hành khách sử dụng hợp đồng điện tử).

– Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh đối với hộ kinh doanh vận tải gồm:

+ Giấy đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh theo mẫu quy định tại Phụ lục I của Nghị định 10/2020/NĐ-CP;

+  Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh:

Doanh nghiệp kinh doanh vận tải nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh đến cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh. Trong 3 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung, cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh thông báo trực tiếp hoặc bằng văn bản hoặc thông báo qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến những nội dung cần bổ sung hoặc sửa đổi đến đơn vị kinh doanh vận tải. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng theo quy định, cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh thẩm định hồ sơ, cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo mẫu quy định tại Phụ lục II của Nghị định 10/2020/NĐ-CP. Trường hợp không cấp Giấy phép kinh doanh thì cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh phải trả lời bằng văn bản hoặc thông báo qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến và nêu rõ lý do.

Giấy phép vận tải hàng nguy hiểm (trong lĩnh vực kinh doanh vận tải đường sắt)

Hồ sơ gồm:

  • Đơn đề nghị cấp Giấy phép vận tải hàng nguy hiểm thực hiện theo Mẫu số 02 quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định 65/2018/NĐ-CP;
  • Bản sao chứng thực (hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu) Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép vận tải hàng nguy hiểm thể hiện rõ việc tổ chức, cá nhân được cấp phép hoạt động kinh doanh hoặc vận tải hàng nguy hiểm;
  • Bảng kê danh mục, khối lượng và tuyến vận tải hàng nguy hiểm (ga đi, ga đến); danh sách người áp tải hàng nguy hiểm thực hiện theo Mẫu số 03 quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định 65/2018/NĐ-CP;
  • Bản sao có xác nhận của doanh nghiệp đối với hợp đồng vận tải hoặc thỏa thuận bằng văn bản về việc vận tải hàng nguy hiểm bằng đường sắt giữa người thuê vận tải hàng nguy hiểm với doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt;
  • Phương án phòng ngừa và ứng phó sự cố trong vận tải hàng nguy hiểm có chữ ký, đóng dấu xác nhận của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép vận tải hàng nguy hiểm;
    Phương án làm sạch phương tiện và bảo đảm các yêu cầu về bảo vệ môi trường sau khi kết thúc vận tải theo các quy định hiện hành về bảo vệ môi trường thực hiện theo Mẫu số 04 quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định 65/2018/NĐ-CP.

Trình tự thủ tục cấp giấy phép vận tải hàng nguy hiểm

– Người thuê vận tải hàng nguy hiểm hoặc doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng nguy hiểm (được người thuê vận tải hàng nguy hiểm ủy quyền) lập 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Khoản 1 Điều này và gửi trực tiếp, gửi qua hệ thống bưu chính hoặc gửi bằng các hình thức phù hợp khác đến cơ quan có thẩm quyền quy định tại Khoản 2 Điều 39 của Nghị định 65/2018/NĐ-CP để cấp Giấy phép vận tải hàng nguy hiểm;

– Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền quy định tại Khoản 2 Điều 39 của Nghị định này có trách nhiệm cấp Giấy phép vận tải hàng nguy hiểm cho người đề nghị; trường hợp không cấp phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do; trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ thì trong thời hạn 02 ngày làm việc phải có văn bản trả lời và hướng dẫn người đề nghị hoàn thiện hồ sơ theo quy định tại Nghị định này;

– Nếu thông tin trong hồ sơ đăng ký khai báo sai hoặc hàng nguy hiểm vận tải với khối lượng lớn hoặc có tính nguy hại cao, cơ quan có thẩm quyền quy định tại Khoản 2 Điều 39 Nghị định này tổ chức kiểm tra điều kiện vận tải hàng nguy hiểm của tổ chức, cá nhân theo quy định tại Nghị định này trước khi cấp Giấy phép vận tải hàng nguy hiểm. Thời hạn kiểm tra, cấp Giấy phép vận tải hàng nguy hiểm trong trường hợp này là 05 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ

Cơ quan có thẩm quyền giải quyết:

  • Bộ Công an cấp giấy phép vận tải hàng nguy hiểm thuộc các loại 1, 2, 3, 4 và 9 và không thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng;
  • Bộ Quốc phòng cấp giấy phép vận tải hoặc mệnh lệnh vận chuyển hàng nguy hiểm thuộc loại 1, 2, 3, 4 và 9 thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng;
  • Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc cấp giấy phép vận tải hàng nguy hiểm thuộc các loại 5, 7 và 8;
  • Bộ Y tế quy định việc cấp giấy phép vận tải hàng nguy hiểm cho hóa chất độc dùng trong lĩnh vực y tế và hóa chất diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng;
  • Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định việc cấp giấy phép vận tải hàng nguy hiểm cho các loại thuốc bảo vệ thực vật;
  • Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc cấp giấy phép vận tải hàng nguy hiểm thuộc loại 6.
  • Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép vận tải hàng nguy hiểm cho người đề nghị.
  • Thời hạn hiệu lực của Giấy phép vận tải hàng nguy hiểm: Giấy phép vận tải hàng nguy hiểm được cấp cho từng lô hàng nguy hiểm cần vận tải bằng đường sắt, có hiệu lực kể từ ngày cấp và hết hiệu lực khi lô hàng đó đã được vận tải đến nơi nhận theo hợp đồng vận chuyển

Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không

Hồ sơ gồm có:

– Văn bản đề nghị cấp giấy phép;

– Bản chính văn bản xác nhận vốn;

– Sơ đồ bộ máy tổ chức của doanh nghiệp;

– Bản sao có chứng thực quyết định bổ nhiệm, hợp đồng lao động, bản sao văn bằng, chứng chỉ chuyên môn của những người phụ trách quy định;

– Hợp đồng nguyên tắc hoặc thỏa thuận về việc mua, thuê mua hoặc thuê tàu bay;

– Điều lệ hoạt động của doanh nghiệp.

Hình thức nộp hồ sơ:

Người đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không, Giấy phép kinh doanh hàng không chung gửi 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc bằng các hình thức phù hợp khác đến Cục Hàng không Việt Nam và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của các thông tin trong hồ sơ.

Trình tự cấp Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không, Giấy phép kinh doanh hàng không chung

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Cục Hàng không Việt Nam báo cáo Bộ Giao thông vận tải kết quả thẩm định.

Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cục Hàng không Việt Nam phải có văn bản trả lời người đề nghị và hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định.

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả thẩm định của Cục Hàng không Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ. Trường hợp không chấp thuận kết quả thẩm định thì có văn bản trả lời Cục Hàng không Việt Nam và nêu rõ lý do.

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được Tờ trình của Bộ Giao thông vận tải, Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho phép Bộ Giao thông vận tải cấp Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không, Giấy phép kinh doanh hàng không chung.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải cấp Giấy phép theo Mẫu số 02 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được cấp giấy phép, doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng không phải đăng tải trên báo 03 số liên tiếp các nội dung của giấy phép

Trên đây là tư vấn của chúng tôi nhằm giải đáp thắc mắc về thành lập công ty vận tải. Luật Bravolaw đơn vị chuyên thực hiện, hỗ trợ quý khách hàng thủ tục mở công ty giáo dục với chi phí hợp lý trong thời gian nhanh nhất. Nếu Quý Khách hàng có bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số 1900 6296 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.

Nguồn bài viết: https://luatsuonline.vn/

Đăng nhận xét